Nếu Bạn Có Câu Hỏi Khác Hãy Thoải Mái Hỏi Tiêm Chủng Link

Facebook

Facebook

Thông tin về vắc xin, tư vấn nhanh chóng, miễn phí

Xem thêm
Điện thoại

Điện thoại

0342063355

Tổng đài tư vấn tiêm chủng nhanh chóng, chính xác

Đăng ký
Đăng ký tiêm

Đăng ký tiêm

Bác sĩ tư vấn tận tình, chính xác kế hoạch tiêm chủng, tiêm nhanh, ít đau, heiuẹ quả cao

Đăng ký

Không, vắc xin rất an toàn. Ngành y tế từ xưa đến nay luôn đảm bảo rằng các nguồn cung cấp vắc xin phải an toàn nhất có thể. Hàng triệu trẻ em được tiêm vắc xin một cách an toàn mỗi năm. Các phản ứng phụ khi tiêm vắc xin nếu có xảy ra cũng thường rất nhẹ, chẳng hạn như đau hoặc sưng tại chỗ tiêm.

Vắc xin có thể ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm đã từng đe dọa tính mạng hoặc gây hại cho nhiều trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và cả người lớn. Nếu không có vắc xin, trẻ có nguy cơ mắc các bệnh nặng (như sởi và ho gà), gây đau đớn, tàn tật và thậm chí tử vong.

Rủi ro chính của việc tiêm vắc xin chỉ là những tác dụng phụ nhẹ (đỏ và sưng tại chỗ tiêm) và sẽ tự khỏi sau vài ngày. Rất hiếm khi xảy ra các phản ứng phụ khi tiêm vắc xin nghiêm trọng (như dị ứng). Hơn nữa, các bác sĩ và nhân viên y tế đều đã được đào tạo để xử trí nếu trẻ gặp bất kỳ rủi ro nào sau khi chủng ngừa.

Nhìn chung, lợi ích phòng bệnh của việc tiêm vắc xin lớn hơn nhiều so với các tác dụng phụ có thể xảy ra. Trong các trường hợp ngoại lệ, nguy cơ rủi ro chỉ xuất hiện ở những trẻ mắc bệnh mãn tính nghiêm trọng, chẳng hạn như ung thư, bệnh làm suy yếu hệ thống miễn dịch hoặc bị dị ứng nặng với vắc xin.

Mỗi ngày, hệ miễn dịch của một đứa trẻ khỏe mạnh đánh bại thành công hàng ngàn loại vi trùng khác nhau. Các kháng nguyên trong vắc xin đến từ chính loại vi trùng đó, nhưng đã suy yếu hoặc chết đi (bất hoạt) nên không thể gây bệnh. Kháng nguyên của vi trùng thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động và tạo ra kháng thể chống lại bệnh tật.

Vắc xin cung cấp cho cơ thể các kháng thể cần thiết để chống lại những căn bệnh nghiêm trọng có thể phòng ngừa được bằng vắc xin. Ngay cả khi trẻ được tiêm nhiều mũi trong một lần, vắc xin cũng chỉ chứa một phần rất nhỏ các kháng nguyên so với con số mà chúng ta phải gặp mỗi ngày trong môi trường.

Mỗi ngày, hệ miễn dịch của một đứa trẻ khỏe mạnh đánh bại thành công hàng ngàn loại vi trùng khác nhau. Các kháng nguyên trong vắc xin đến từ chính loại vi trùng đó, nhưng đã suy yếu hoặc chết đi (bất hoạt) nên không thể gây bệnh. Kháng nguyên của vi trùng thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động và tạo ra kháng thể chống lại bệnh tật.

Vắc xin cung cấp cho cơ thể các kháng thể cần thiết để chống lại những căn bệnh nghiêm trọng có thể phòng ngừa được bằng vắc xin. Ngay cả khi trẻ được tiêm nhiều mũi trong một lần, vắc xin cũng chỉ chứa một phần rất nhỏ các kháng nguyên so với con số mà chúng ta phải gặp mỗi ngày trong môi trường.

Tương tự như các loại thuốc khác, vắc xin cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Tuy nhiên hầu hết các triệu chứng này thường rất nhẹ, ví dụ như đau nhức khi tiêm hoặc sốt nhẹ, chỉ kéo dài một vài ngày và dễ điều trị. Chẳng hạn, bố mẹ có thể đắp khăn ướt và mát lên vùng bị đau của trẻ để giảm bớt sự khó chịu.

Rất hiếm khi xảy ra các phản ứng phụ khi tiêm vắc xin nghiêm trọng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu trẻ gặp bất kỳ dấu hiệu nào khiến phụ huynh lo lắng.

Lịch tiêm chủng do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhận được miễn dịch ngay từ những năm tháng đầu đời, bảo vệ các bé trước khi có nguy cơ phải đối mặt với những căn bệnh nguy hiểm. Trẻ em phải được tiêm chủng sớm vì một số căn bệnh dễ mắc từ nhỏ, có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng của bệnh nhi.

Thông thường, trẻ em vẫn có thể được chủng ngừa ngay cả khi đang mắc một số căn bệnh nhẹ như: cảm lạnh, đau tai, sốt nhẹ hoặc tiêu chảy. Tuy nhiên, phụ huynh nên trình bày và hỏi ý kiến bác sĩ trước, nếu bác sĩ cho phép thì trẻ vẫn có thể được chủng ngừa bình thường.

Trì hoãn hoặc bỏ qua bất kỳ liều vắc xin nào đều khiến trẻ không được bảo vệ tốt nhất trong giai đoạn có nhiều nguy cơ mắc bệnh. Ví dụ, các bệnh như viêm phổiviêm màng não mủ hoặc phế cầu khuẩn hầu như luôn xảy ra trong 2 năm đầu đời của trẻ. Một số bệnh, như viêm gan B và ho gà, sẽ diễn tiến nghiêm trọng hơn ở những bệnh nhi nhỏ tuổi.

Tâm lý chủ quan và coi nhẹ việc chủng ngừa vắc xin cho trẻ chẳng những không đem đến bất kỳ lợi ích nào, mà còn khiến trẻ có nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng, có thể phải nhập viện hoặc đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, đưa trẻ đi tiêm vắc xin đúng theo lịch tiêm chủng được khuyến nghị là biện pháp hiệu quả nhất, giúp bảo vệ sức khỏe cho các bé ngay từ nhỏ.

Vắc xin được khuyên dùng trong suốt cuộc đời của mỗi người để bảo vệ sức khỏe, giúp cơ thể chống lại các bệnh nghiêm trọng. Khi hiệu quả của các vắc xin được chủng ngừa trong thời thơ ấu suy yếu đi, thanh thiếu niên cần tiếp tục tiêm vắc xin để tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, thanh thiếu niên cũng cần xây dựng thêm khả năng ngăn ngừa một số căn bệnh mới, trước khi nguy cơ mắc bệnh tăng lên lúc bước vào tuổi trưởng thành.

Hệ miễn dịch chưa thể phát triển đầy đủ ngay sau khi chào đời khiến trẻ sơ sinh có nhiều nguy cơ bị vi khuẩn tấn công hơn. Mặc dù sữa mẹ cung cấp thêm sức đề kháng cho hệ miễn dịch đang phát triển của bé, giúp trẻ bú sữa mẹ sẽ ít bị nhiễm trùng tai, nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu chảy; tuy nhiên, sữa mẹ không thể bảo vệ trẻ khỏi mọi loại bệnh tật. Chỉ có vắc xin mới là biện pháp ngăn ngừa nhiều bệnh hiệu quả nhất. Do đó, trẻ bú sữa mẹ vẫn cần được bảo vệ lâu dài bằng tất cả các loại vắc xin theo lịch khuyến nghị ở độ tuổi thích hợp.

Không. Ngay cả trẻ nhỏ được chăm sóc tại nhà cũng có thể bị lây nhiễm bệnh từ cha mẹ, các anh chị em khác hoặc khách đến thăm. Trước khi đến trường, trẻ vẫn có thể mắc bệnh thông qua việc tiếp xúc với những người khác bên ngoài, chẳng hạn như hành khách trên máy bay, người chăm sóc trẻ em hoặc thậm chí tại các cửa hàng. Một số người đã mắc bệnh nhưng chưa biết điều đó vì không có triệu chứng sẽ lây truyền cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi dễ mắc bệnh vì hệ miễn dịch còn non yếu. Không nên trì hoãn lịch tiêm chủng đến khi trẻ bắt đầu đi học, các bé cần được bảo vệ ngay bây giờ khỏi những nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm và có thể phòng ngừa được bằng vắc xin.

Tiêm phòng đầy đủ các liều theo khuyến cáo của từng loại vắc xin sẽ cung cấp cho trẻ sự bảo vệ tốt nhất. Tùy thuộc vào mỗi loại vắc xin, trẻ sẽ cần tiêm nhiều hơn 1 liều nhằm:

  • Xây dựng khả năng miễn dịch đủ cao để ngăn ngừa bệnh tật;
  • Tăng cường khả năng miễn dịch bị suy yếu theo thời gian;
  • Đảm bảo trẻ được bảo vệ tối đa nếu không được miễn dịch sau liều đầu tiên;
  • Chống lại các tác nhân gây bệnh thay đổi theo thời gian, ví dụ như cúm.

Vắc xin kết hợp bảo vệ trẻ chống lại nhiều căn bệnh chỉ bằng một mũi tiêm. Vắc xin kết hợp làm giảm số lần tiêm phòng, không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc, mà còn hạn chế phản ứng phụ khi tiêm vắc xin cho trẻ.

Một số loại vắc xin kết hợp phổ biến là:

  • Pediarix®: Kết hợp DTap, HepB và IPV (bại liệt);
  • ProQuad®: Kết hợp MMR và varicella (thủy đậu).

Trong vắc xin chứa các thành phần khiến cơ thể phát triển khả năng miễn dịch và một lượng nhỏ các chất khác. Tất cả các thành phần đều đóng vai trò cần thiết trong việc tạo ra vắc xin, đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng luôn an toàn và hiệu quả.